Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Thiếu sót trong vấn đề trang bị đồ bảo hộ lao động

Những năm gần đây, tình trạng tai nạn lao động tại các xưởng gỗ trên địa bàn xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đang thực sự đáng báo động.
Các Doanh nghiệp sản xuất thực sự cần phải chú trọng đến vấn đề bảo hộ lao động cho người dân lao động

Huyện Trấn Yên hiện có gần 150 cơ sở, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, trong đó, Lương Thịnh là xã có số cơ sở chế biến gỗ rừng trồng lớn nhất huyện với 65 cơ sở thuộc 18 thôn, bản và gần 100 máy bóc ván gỗ. Các cơ sở này đi vào hoạt động đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động địa phương. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ) tại các xưởng gỗ trên địa bàn xã Lương Thịnh đang thực sự đáng báo động.
Khi nông dân là công nhân, thì việc mang theo những trang thiết bị bảo hộ lao động khi tham gia vào sản xuất cần phải được ưu tiên, bởi vì...

  

Những công nhân hiện đang lao động tại các cơ sở chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn xã Lương Thịnh hầu hết đều là những nông dân làm ruộng vốn quen với "tay cày, tay cuốc" nhưng từ khi các xưởng chế biến gỗ mọc lên như nấm thì những người nông dân chân lấm tay bùn này bỗng dưng trở thành những công nhân. Cũng vì thế mà khi vào làm việc tại các xưởng hầu như họ không được trang bị những kiến thức cơ bản về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Anh Dương Trung Minh, thôn Lương Thiện đang làm việc tại xưởng chế biến gỗ rừng trồng của anh Dương Kim Điệp cho biết: "Mình chỉ đi làm ở xưởng gỗ này những lúc rảnh rỗi, không vào vụ mùa thôi".

- Anh đi làm ở đây lâu chưa? - Tôi hỏi.

- Mình đi làm được mấy tháng rồi.

- Thế công việc chính của anh ở đây là gì?

- Lúc thì kéo ván, đứng làm máy, lúc thì lại bốc vác, thậm chí có lúc máy móc hỏng hóc hay gặp sự cố mình xử lý luôn. Công việc nào mình cũng làm được hết vì người này bận thì người khác vào làm thay mà, mọi người cứ học hỏi kinh nghiệm nhau để làm thôi.

- Thế anh đã được tập huấn kiến thức về an toàn lao động chưa?

- Mình không làm thường xuyên công việc này nên không cần đi tập huấn – anh hồn nhiên trả lời:

Chia tay với anh Minh, chúng tôi tìm đến cơ sở sản xuất gỗ rừng trồng của gia đình anh Triệu Đình Cường. Anh Cường cho biết, xưởng bóc ván gỗ của gia đình tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định từ 100.000 đồng - 120.000 đồng/ngày, số lao động thời vụ có lúc tăng trên 20 người. Hầu hết lao động ở đây đều không được đào tạo qua một lớp nào mà chỉ làm việc theo kiểu truyền đạt kinh nghiệm với nhau giữa người biết việc hướng dẫn cho người chưa biết bằng hình thức "cầm tay chỉ việc". Còn về vấn đề an toàn cho người lao động thì trên xã cũng đã có lớp tập huấn nhưng mỗi xưởng chỉ chọn ra một vài lao động để tham gia lớp tập huấn đó.

http://baoyenbai.com.vn/215/75591/bao_dong_mat_an_toan_tu_xuong_go_o_luong_thinh.htm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét